Erno Rubik - "Đấng" sáng tạo nên khối Rubik vạn người mê

time-icon 03/09/2019 time-icon Đăng bởi: Nguyễn Quang Anh

Một phần tám dân số trên thế giới đã từng đặt tay lên khối lâp phương - trò chơi giải đố phổ biến nhất trong lịch sử, nhưng không phải ai cũng biết tên nhà phát minh của nó - ông Erno Rubik.

Erno Rubik là ai?

Ông Erno là người phát minh ra khối Rubik hay còn gọi là Rubik’s Cube (1974) và hàng loạt các trò chơi giải đố khác như: Rubik’s Magic, Rubik’s Magic: Master Editon, Rubik’s Snake và Rubik’s 360. Tên chính xác của ông là Rubik Ernõ vì người Hungary đặt họ trước tên sau.

Erno Rubik - "Đấng" sáng tạo nên khối Rubik vạn người mê

Erno sinh ngày 13/7/1944 tại Budapest, Hungary trong Thế chiến thứ II. Cậu bé Erno Rubik được lớn lên trong tình thương của một người mẹ là nhà thơ, sự sáng tạo của người cha làm kỹ sư trong ngành chế tạo máy bay, tàu lượn. Và cũng nhờ có cha và mẹ, ông yêu thương con người và có niềm đam mê bất tận với ngành kỹ sư kiến trúc.

Niềm tự hào của người Hungary

Erno Rubik tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Budapest vào năm 1967 và bắt đầu nghiên cứu sau đại học về điêu khắc và kiến trúc nội thất. Từ 1971 - 1975, ông làm nghề kiến trúc sư, sau đó giảng dạy tại trường Cao đẳng Nghệ Thuật ứng dụng tại Budapest. Lý do tại sao người Hungary rất tự hào về Erno là vì phát minh vĩ đại - khối Rubik của ông. Ông không bao giờ bán hoặc để người khác ăn cắp phát minh của mình. Thêm nữa là Erno chỉ sống tại quê nhà Hungary, dành trọn cả đời để cống hiến cho đất nước.

Hiện tại, Erno chủ yếu làm về phát triển trò chơi điện tử, các chủ đề kiến trúc và dẫn dắt công ty Rubik Studios. Erno cũng được biết tới là người hướng nội, hầu như không thể tiếp cận cũng như có được chữ ký từ ông.

Erno Rubik - "Đấng" sáng tạo nên khối Rubik vạn người mê

(Một góc làm việc tại Rubik Studios)

Erno Rubik tâm sự câu chuyện phát minh của mình

Phát minh vĩ đại của Erno được tạo ra một cách rất tình cờ. Giữa năm 1970, khi đang giảng dạy bộ môn thiết kế tại Học viện Nghệ thuật ứng dụng ở Budapest, ông cố tìm cách thể hiện cho học sinh sự chuyển động 3D của các hình khối. Và rồi Erno chợt nhìn vào sông Danube bên ngoài ô cửa sổ, nhìn cách dòng nước di chuyển xung quanh những viên sỏi gồ ghề. Chính điều này đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho cơ chế xoay và xoắn của khối Rubik. “Việc bạn có thể xoay từng mặt mà không làm sụp đổ khối thực sự là một phép màu” - ông Erno tâm sự.

Erno Rubik - "Đấng" sáng tạo nên khối Rubik vạn người mê

Ngay sau khi hoàn thành tiết giảng, Erno đã thử nghiệm ngay trong căn hộ của mình. Sử dụng gỗ, dây cao su và kẹp giấy để tạo ra khối Rubik nguyên mẫu. Sau đó mang lại ý nghĩa cho nó bằng cách thêm vào 6 màu sắc cơ bản như chúng ta đã biết: đỏ, cam, trắng, vàng, xanh lam, xanh lục. Mọi thứ đã hoàn thành, khoảnh khắc đầu tiên khi vặn hai bên khối Rubik, ông thấy đây thực sự là một món đồ chơi tuyệt vời và rất phù hợp cho việc dạy học.

Erno Rubik - "Đấng" sáng tạo nên khối Rubik vạn người mê

(Khối Rubik đầu tiên được mô phỏng bởi Tony Fisher)

Và thế là khối lập phương Rubik ra đời

Ngày từ giây phút đầu tiên xoay khối Rubik, Erno biết rằng món đồ chơi này có thể bán được. Và ông đã phải mất ba năm để đưa nó ra thị trường. Rubik được nhận bằng sáng chế của mình vào tháng 1/1975 tại Hungary với cái tên Magic Cube. Khối lập phương mang cái tên như vậy trong 5 năm, trước khi nó được đổi thành Rubik. Trong khoảng thời gian này, Erno Rubik đã kết hôn.

Erno Rubik - "Đấng" sáng tạo nên khối Rubik vạn người mê

(Erno Rubik và con gái Anna năm 1981)

Không lâu sau đó, một công ty có tên Politechnika đã chịu trách nhiệm sản xuất khối lập phương “Magic Cube”. Tuy nhiên, việc kinh doanh không được thuận lợi cho lắm. Doanh số bán ra cứ ì ạch mãi như vậy cho đến khi một doanh nhân người Hungary tên Tibor Laczi nói với Erno rằng: “Tôi có thể phân phối sản phẩm của anh ở phía bên kia bức màn sắt (biên giới vật lý lẫn tư tưởng ngăn cách Châu Âu từ cuối thế chiến II)”.

Erno Rubik - "Đấng" sáng tạo nên khối Rubik vạn người mê

(Bức màn sắt ngăn cách sự phân phối hàng hóa tại các nước Châu Âu)

Laczi đã bị ấn tượng mạnh khi thấy những người phục vụ trong một quán cà phê đang loay hoay với khối Rubik. Ngay ngày hôm sau, anh đã đến công ty thương mại nhà nước - Konsumex và xin phép được bán món đồ chơi này tại phương Tây. Đây thực sự là một tin tốt lành đối với người phát minh ra nó.

“Lúc đó, Tibor Laciz mô tả tôi là một người ăn mặc rất tệ, giống như một người ăn xin với điếu thuốc Hungary rẻ tiền trên miệng. Nhưng anh ta tin rằng, chúng tôi có thể bán hàng triệu khối lập phương trên thế giới” - Erno vừa cười vừa nói.

Erno Rubik - "Đấng" sáng tạo nên khối Rubik vạn người mê

Hội chợ đồ chơi tại Đức

Nhờ có Laczi, Erno được gặp Tom Kremer - người nắm giữ “chìa khóa” để khối Rubik có thể phân phối toàn cầu. Trong khi đang dạo quanh hội chợ với một tay cầm khối Rubik, Laczi gặp gỡ chuyên gia đồ chơi người Anh Tom Kremer. Cũng giống như Laczi, ngay từ lần đầu ngắm nhìn, ông đã thấy đây là một món đồ chơi đầy tiềm năng và kỳ diệu. Bị ấn tượng mạnh mẽ, Kremer sắp xếp cho Erno một đơn hàng với con số lên tới một triệu khối Rubik bởi công ty Ideal Toy.

Erno Rubik - "Đấng" sáng tạo nên khối Rubik vạn người mê

(Tom Kremer - bên trái cùng Erno Rubik)

Kremer đã cấp phép cho Ideal Toy và khối Rubik trở thành trò chơi giải đố đầu tiên được quảng cáo trên TV. Ideal Toy lúc này chẳng phải dư dả gì, họ đang phải đối mặt với những khoản nợ lớn, đây chính xác là cơ hội cuối cùng của họ. Phép màu đã đến, khối Rubik đã cứu Ideal Toy trong một vài năm sau đó, cho đến khi hơn 300 triệu sản phẩm được bán ra, hầu như ai cũng có một chiếc Rubik.

Erno Rubik - "Đấng" sáng tạo nên khối Rubik vạn người mê

Doanh số cực khủng, giải đấu quy mô lớn

Erno không bao giờ tưởng tượng được rằng, món đồ chơi của mình đã trở thành một cơn sốt trên toàn cầu. Thậm chí, nó có doanh số cao kỷ lục trong nhiều năm, bán chạy nhất mọi thời đại với 300 triệu chiếc Rubik được xuất xưởng (2005). Nhờ nắm giữ bằng sáng chế trong tay, Erno Rubik trở thành triệu phú, mặc dù chuyện làm ăn không mấy dễ dàng.

Erno Rubik - "Đấng" sáng tạo nên khối Rubik vạn người mê

Ông cũng tỏ ra kinh ngạc khi có hẳn một Hiệp hội Rubik thế giới (WCA) được thành lập, các kỷ lục liên tiếp bị phá vỡ. Gần đây nhất là thời gian 3,47 giây do một Cuber người Trung Quốc nắm giữ. “Thanh thiếu niên là nhanh nhất. Tôi đã 30 tuổi khi khối lập phương Rubik ra đời và chưa bao giờ có thời gian dưới một phút cả” - Erno Rubik nói.

>>> Bạn có thể xem thêm - Những dấu mốc quan trọng trong lịch sử Rubik.

Bình luận (1)
binh-luan

Ngô khải nguyên

18/06/2021

Erno rubik đúng là một người vĩ đại! Nghe nói, ông mất tận 2 tuần để giải một khối rubik 3x3.

Viết bình luận của bạn: