-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
CÁCH CHƠI CỜ VÂY NAM CHÂM
03/01/2023 Đăng bởi: Tùng TùngCờ vây có lẽ là trò chơi không quá xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, bạn đã thực sự biết cách chơi cờ vây chưa? Hôm nay, hãy cùng chúng mình tìm hiểu về trò chơi trí tuệ này nhé!
Giới thiệu về bàn cờ
Cờ vây có nhiều loại bàn cờ, trải dài từ 9x9 đến 19x19, trong đó loại bàn cờ phổ biến nhất là bàn 19x19. Trên mặt bàn cờ gồm các đường thẳng dọc cắt các đường thẳng ngang tạo thành những ô vuông và giao điểm đều đặn để đặt quân lên.
Quân cờ gồm 2 màu: Đen và trắng. Quân đen có 181 quân, còn quân trắng có 180 quân. Khi bắt đầu trận đấu, quân đen sẽ được đi trước.
Với những bạn mới bắt đầu chơi nên bắt đầu từ những điều cơ bản trên bảng 9 x 9, rồi dần chuyển lên bảng 13 x 13. Khi đã thành thạo, các bạn có thể chơi trên bảng 19 x 19 và kết thúc trận đấu trong thời gian ngắn hơn hơn 15 phút.
Quy tắc chơi
Điều 1: Khi bắt đầu trận đấu, hãy đảm bảo trên bàn cờ không có bất kỳ quân nào; sau đó người cầm quân Đen được phép đi trước.
Điều 2: Bạn có thể đặt quân cờ vào bất kỳ giao điểm nào tùy ý; tuy nhiên chỉ được đặt quân trong phạm vi của bàn cờ (không tính 4 cạnh góc vuông của bàn cờ).
Điều 3: Không được đi lại cờ, sau khi đã đặt 1 quân xuống thì không được phép di quân đó nữa (trừ trường hợp bị ăn quân).
Điều 4: Sau khi đặt quân cờ xuống bàn thì lượt của bạn sẽ kết thúc và đến lượt của đối thủ (hoặc ngược lại).
Điều 5: Khi đến lượt của mình, người chơi có thể bỏ lượt không đi, khi cả 2 người chơi cùng bỏ lượt thì ván cờ sẽ kết thúc và thắng thua sẽ được định đoạt bằng cách đếm số quân cờ đã được đặt trên bàn cờ, người chơi nào có số quân cờ được đặt nhiều hơn là giành chiến thắng.
Chiến lược chiếm đất
Mục đích của trò chơi là chiếm được càng nhiều Đất càng tốt. Do đó, hãy trang bị những chiến lược thu hồi đất hiệu quả nhé!
Đất được hiểu là những khoảng trống được bao quanh kín bởi những quân cùng màu. Đất được tính dựa trên số giao điểm trống.
4 cạnh góc vuông cũng được coi là phần đất tự nhiên.
Ví dụ, trong ảnh 1, phần lãnh thổ được quân đen vây kín sẽ được tính là 9 Đất do có 9 giao điểm trống trong khoảng không gian quân đen bao vây.
Trong ảnh 2, quân đen chiến được 4 Đất.
Để kết thúc trận đấu, hai bên phải chiếm toàn bộ đất trên bàn cờ.
Trong ảnh trên, quân trắng chiếm được 34 Đất, quân đen chiếm được 31 Đất. Tại sao phần lãnh thổ của quân đen thoạt nhìn có vẻ lớn hơn quân trắng nhưng quân đen lại là bên thua? Đó là do phần đất chiếm được của quân đen đã bị hạn chế bởi việc đặt thêm một số quân đen vào lãnh thổ, khiến phần đất trống bị giảm đi.
Dàn quân
Những quân cùng màu nằm liền kề nhau trên các giao điểm sẽ được nối lại và tạo thành một nhóm. Các nhóm này có thể nằm theo chiều ngang hoặc chiều dọc nhưng không được nằm chéo do các nhóm kết nối với nhau theo đường.
Khí
Các giao điểm trống xung quanh quân cờ được gọi là Khí. Một quân chỉ có tối đa bốn Khí.
Khi hai hoặc nhiều quân được nhóm cùng nhau, nhóm sẽ chia sẻ Khí của nhau.
Khi một người chơi đặt xuống một quân, quân này (hoặc nhóm quân) phải luôn còn một Khí.
Ăn quân
Người chơi có thể ăn quân của đối thủ bằng cách dùng quân mình bao vây xung quanh Khí của quân đối thủ. Quân cờ nào đã mất toàn bộ khí sẽ bị loại khỏi bàn cờ ngay lập tức và được giao cho người đã vây bắt. Đến cuối trận, những quân này có thể được đặt trong lãnh thổ của đối thủ để giảm điểm.
Trong ảnh trên, quân đen có thể ăn cả ba quân trắng vì quân trắng đã mất toàn bộ Khí.
Hay trong trường hợp này, quân trắng vẫn còn Khí cho nên quân đen chưa thể ăn toàn bộ.
Khi quân cờ chỉ còn một Khí, ta có thể gọi trường hợp này đang ở trong “atari”, nghĩa là nó có thể bị ăn ở lượt tiếp theo.
Do đó, khi xuống quân, trước tiên hãy đếm số quân vây bắt trước khi tính đến Khí bạn nhé!
Tạo mắt
Mắt sẽ xuất hiện khi chỉ còn một khoảng trống duy nhất bên trong một nhóm quân.
Để chiếm được một nhóm quân, tất cả các Khí phải bị bao vây bởi quân đối thủ; nhưng không chỉ phải bao bọc Khí ở bên ngoài, mà cả những khoảng đất còn trống bên trong cũng phải được lấp đầy bởi chúng cũng được coi là Khí.
Trong ảnh dưới, khoảng trống duy nhất bên trong nhóm quân trắng tạo thành một mắt. Để thoát khỏi sự bao vây, một nhóm phải có ít nhất hai mắt.
Tại ảnh này, do quân đen đã đặt quân vào mắt nên toàn bộ nhóm quân trắng đã bị ăn.
Hai Mắt
Nếu nhóm quân còn hai mắt thì sẽ không thể ăn được do không thể lấp đầy những mắt đó.
Hiểu đơn giản, nếu chúng ta đặt một quân vào một mắt thì nhóm này vẫn tồn tại vì nó vẫn còn một Khí (mắt thứ hai). Thay vì ăn nhóm quân này, quân mà ta vừa đặt vào đó sẽ bị loại ngay lập tức, trong khi nhóm quân đối thủ vẫn không mảy may việc gì.
Bởi vậy, trong cờ vây, yếu tố then chốt là tạo đủ khoảng trống để tạo mắt cho các nhóm của bạn và ngăn đối thủ tạo mắt.
Tình huống Ko
Trong ảnh 10, quân đen có thể đặt một quân vào mắt quân trắng. Nước đi này sẽ giúp quân đen ăn được 1 quân trắng hết Khí (ảnh 12).
Bây giờ, quân trắng có thể đặt một quân vào mắt của nhóm đen (hình 11) và nước đi này sẽ giúp quân trắng ăn được 1 quân đen hết Khí. Bỏ quân đen vừa bị ăn khỏi bàn cờ, ta lại quay trở về ảnh 10.
Tình huống lặp đi lặp lại vô tận này được gọi là "Ko".
Để ngăn chặn những tình huống như vậy, cờ vây đã sản sinh một ngoại lệ: Nếu quân đen ăn như trong ảnh 11, thì quân trắng không được ăn quân ngay mà phải chờ ít nhất một nước đi.
Tình huống Seki
Để hình dung rõ tình huống này, ta xem xét trường hợp ở ảnh 14:
Nếu quân trắng (số 1) đi, quân đen (số 2) có thể ăn toàn bộ nhóm quân trắng (ảnh 15). Vì vậy, quân trắng không thể đi được và chỉ còn cách bỏ qua.
Còn nếu giờ quân đen (số 1) đặt thêm 1 quân, quân trắng (số 2) có thể bắt nhóm quân đen và loại bỏ nó (ảnh 16).
Giả sử, quân đen cố gắng ngăn không cho quân trắng tạo ra hai mắt và đặt một quân (số 3) vào trong (ảnh 17), nhưng quân trắng có thể đặt quân (số 4) khiến quân đen không thể bắt được nhóm quân trắng.
Quay lại ảnh 14. Nếu quân trắng đi, cả nhóm bị bắt. Nếu quân đen đi, quân trắng sẽ bắt được 4 quân đen, đồng thời chiếm thêm 4 Đất.
Như vậy, trong trường hợp này, người chơi nào đi trước sẽ bị thua thiệt, do đó sẽ không có người chơi nào giành quyền đi trước đối phương.
Tình huống này được gọi là "Seki".
Khi kết thúc trò chơi, không người chơi nào được điểm nào vì các khoảng Đất không được chiếm toàn bộ.
Kết luận
Cờ vây nam châm là một trò chơi thú vị nhưng cũng “cân não” không kém. Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về môn cờ vây nam châm, hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có những giây phút vui vẻ, thư giãn bên cạnh bạn bè và người thân.
Xem thêm:
HƯỚNG DẪN LUẬT CHƠI COUP BOARD GAME