-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Rubik 4x4 và cách giải cho người mới
18/09/2019 Đăng bởi: Nguyễn Mạnh HùngRubik 4x4 (hay còn gọi là Rubik's Revenge - Rubik báo thù) là bản nâng cấp của Rubik 3x3. Chiếc rubik này cũng được sáng chế bởi một người Hungary Sebestény Péter. Rubik 4x4 cũng có thể được dùng như chiếc rubik 2x2, hoặc dùng như rubik 3x3 nếu chỉ xoay các tầng bên ngoài. Có khoảng 7.4x10^45 trạng thái có thể xảy ra với chiếc rubik này. Trong bài viết này, ta sẽ tập trung vào việc học giải rubik 4x4 một cách đơn giản nhất và CÓ NỀN TẢNG NHẤT!
Bước 1 : Tìm hiểu chung về Rubik 4x4
a. Cấu tạo và quy tắc màu
Giống như rubik 3x3, rubik 4x4 cũng được cấu tạo từ các mảnh tâm (1 màu), cạnh (2 màu) và góc (3 màu). Cả hai đều có 8 viên góc, nhưng 4x4 lại có tận 24 viên cạnh, và 24 viên tâm. Giống như rubik 3x3, khi giải hoàn thành cube sẽ có MÀU TRẮNG đối diện MÀU VÀNG, MÀU XANH LÁ đối diện MÀU XANH DƯƠNG và MÀU ĐỎ đối điện MÀU CAM.
b. Quy ước kí hiệu các mặt, các tầng
Bạn hãy thử cầm cube theo cách sau: Mặt trước màu xanh lá, mặt trên màu vàng. Như vậy ta sẽ có các kí hiệu cho từng mặt như sau:
F (Front - Phía trước) : Xanh lá
R (Right - Bên phải) : Da cam
L (Left - Bên trái) : Đỏ
B (Back - Phía sau) : Xanh dương
U (Up - Bên trên) : Vàng
D (Down - Bên dưới): Trắng
Chữ in hoa tương ứng với tầng bên ngoài, chữ in thường tương ứng với tầng bên trong cùng bên.
c. Kí hiệu cách xoay
Mỗi chữ tương ứng với mỗi mặt và hướng xoay của chúng.
- Nếu là chữ thì xoay theo chiều kim đồng hồ 90 độ.
- Chữ có dấu ' thì xoay ngược chiều kim đồng hồ 90 độ.
- Chữ có số 2 đằng sau tức là xoay hai lần tương ứng 180 độ.
- Đặc biệt nếu xoay cả hai tầng trong và ngoài, ta viết tắt thành Xw (X = R L D U F B)
Ví dụ:
F – Tầng ngoài mặt Front xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ.
U' – Tầng ngoài mặt Up xoay 90 độ ngược chiều kim đồng hồ
L2 – Xoay mặt Left 180 độ (2x90 độ)
Fw – Cả 2 tầng trong và ngoài mặt Front xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Bạn có thể đọc thêm về kí hiệu rubik nâng cao để tìm hiểu sâu hơn.
2Rw'. Xoay hai tầng trong và ngoài mặt R 180 độ (2x90 độ). Một số tài liệu viết số 2 đằng sau, nhưng bạn cũng không cần quan tâm lắm đâu. Chỉ cần hiểu rõ ý nghĩa từng chữ và số trong kí hiệu, còn vị trí không quan trọng lắm vì đằng nào trong công thức chúng cũng được viết rất rõ ràng.
Như vậy, ta đã làm quen và biết sơ qua các kí hiệu được dùng trong bài hướng dẫn. Từ nay về sau mỗi lần đọc công thức các bạn cứ để cái bảng hướng dẫn kí hiệu bên cạnh để làm cho dễ nhé!
Bước 2 : Hoàn thành phần tâm Rubik 4x4 - Ghép tâm
a. Quy tắc màu
Ta có thể dễ dàng thấy rằng, phần tâm rubik 4x4 là KHÔNG CỐ ĐỊNH. Không phải chỉ 4x4 mà tất cả các rubik chẵn tầng đều như thế. Vậy, điều đầu tiên để làm được phần tâm này là bạn phải biết được QUY TẮC MÀU CỦA RUBIK 4X4. Tôi hay nhớ quy tắc màu như sau:
- Theo màu đối diện: Trắng đối vàng, xanh lá đối xanh biển (hai màu xanh - lạnh), Đỏ đối cam (hai màu nóng)
- Theo vị trí tương đối: Nếu trắng bên dưới, xanh lá trước mặt thì bên phải là màu cam. bên trái là màu đỏ.
Bạn có thể tua lên Bước 1a để xem lại quy tắc màu nhé!
b. Cách giải phần tâm rubik 4x4
Đầu tiên chúng ta sẽ phải giải 6 cái tâm của cục rubik. Ta sẽ bắt đầu với màu trắng nhé. Việc giải tâm màu trắng đầu tiên khá đơn giản. Bạn chỉ cần đưa chúng về một mặt mà thôi ^^
Để đưa viên màu trắng còn lại vào vị trí, ta dùng công thức: Dw' Rw' Dw
Khi đã làm xong mặt màu trắng này, ta sẽ bắt đầu làm tâm màu vàng ở mặt đối diện. Ta nên để mặt trắng đã hoàn thành xuống dưới đáy để quan sát mặt vàng dễ hơn.
Hai công thức ứng với hai trường hợp này như sau: Rw U Rw' và Rw U2 Rw'
TIPS: Hãy chú ý quan sát cách hoạt động của hai công thức trên, ta có thể áp dụng rất tốt ở 4 tâm còn lại. Chơi Rubik cũng cần phải hiểu một chút ^^
Tiếp theo ta sẽ làm nốt 4 tâm còn lại. Ta sẽ để mặt trắng và vàng đã hoàn thành sang bên trái phải để tránh bị đảo lộn. Bạn tiếp tục lần lượt làm các tâm còn lại. Hãy chú ý tới QUY TẮC MÀU không là bạn sẽ ghép tâm sai đấy ^^
Nếu rơi vào trường hợp này, bạn sẽ sử dụng công thức: Rw U Rw' (giống bên trên)
Đến đây, bạn đã làm xong phần tâm của rubik 4x4. Xin chúc mừng ^^
Bước 3: Ghép cạnh
Phần tâm đã xong, chúng ta chuyển sang bước tiếp theo đó là ghép cạnh. Cạnh rubik 4x4 được cấu tạo từ hai mảnh rời. Nếu chúng chưa được ghép, bạn phải đưa chúng về một mặt. Sẽ có ba trường hợp có thể xảy ra.
Lưu ý: Các công thức này tuy rất ngắn nhưng lại có thể gây ra xáo trộn ở 1 cạnh khác. Khi làm cần lưu ý di chuyển các cạnh đã ghép sang vùng khác an toàn.
Ba công thức lần lượt cho ba trường hợp này lần lượt là: Uw L' U' L Uw' / Uw' R U R' Uw / R U' B' R2'
Đến cặp cạnh cuối cùng, bạn sẽ không thể sử dụng công thức nào bên trên nữa vì tất cả các cạnh còn lại đã được ghép hoàn chỉnh. Chúng ta sẽ sử dụng công thức sau: Dw R F' U R' F Dw'
Bước 4: Giải nốt như cách xoay 3x3:
Đến bước này bạn có thể giải rubik 4x4 giống như một chiếc rubik 3x3, chỉ xoay các cạnh ngoài thôi. Lúc này 4 viên ở giữa sẽ là tâm, cạnh thì gồm 2 viên đã ghép. Nếu bạn cần thêm sự trợ giúp hãy tham khảo bài viết Cách giải rubik 3x3 đơn giản nhất.
Đến cuối cùng nếu giải vẫn không ra, hoặc gặp một số trường hợp kì lạ không có trong cách giải 3x3 thì bạn phải xem ngay bước số 5 này nhé.
Bước 5: Trường hợp đặc biệt: OLL Parity và PLL Parity
OLL parity rubik 4x4 là gì?
OLL Parity là trường hợp một cặp cạnh rubik 4x4 không thể quay mặt vàng lên trên giống như các cạnh khác. Nếu bạn để ý, các cạnh màu vàng quay lên trên ở tầng 3 BAO GIỜ CŨNG LÀ SỐ CHẴN. Rubik 4x4 thì đặc biệt hơn, chúng có thể có 3 cặp cạnh màu vàng quay lên nằm trên tầng 3, và một cặp cạnh màu vàng hướng ra bên ngoài.
Đối với trường hợp này, ta phải sử dụng công thức đặc biệt như sau: Rw2 B2 U2 Lw U2 Rw' U2 Rw U2 F2 Rw F2 Ll' B2 Rw2
PLL Parity rubik 4x4 là gì?
Khi đã làm được OLL (toàn bộ tầng 3 đã thành màu vàng - nhưng vị trí thì chưa đúng), bạn sẽ dùng các công thức PLL để hoàn thiện nốt. Thế nhưng vẫn có các trường hợp đặc biệt mà không thể giải bằng các công thức rubik 3x3
- Toàn bộ cục rubik đã giải xong trừ hai góc chéo nhau.
- Toàn bộ cục rubik đã giải xong trừ hai cặp cạnh đối điện hoặc hai cặp cạnh liền kề.
Lúc này, ta lại phải sử dụng công thức PLL Parity như sau: r2 U2 r2 Uw2 r2 u2
Làm xong công thức này ta có thể giải bình thường giống rubik 3x3 rồi. Xong, bạn đã hoàn thành cục rubik 4x4.
Đó là toàn bộ hướng dẫn cách giải Rubik 4x4 cơ bản nhất. Tôi hi vọng sau bài viết này các bạn sẽ giải được chiếc rubik 4x4. Ngoài ra còn hiểu thêm về cách hoạt động của các rubik 4x4, cách chúng di chuyển và tráo đổi ra sao. Nếu còn gì thắc mắc, hãy cứ thoải mái để lại bình luận hoặc hỏi trực tiếp trên fanpage của H2 Rubik Shop nhé!
Bình luận (120)
Bach
12/09/2021Ngu vãi pll Paraty là j rw là j
Bach
12/09/2021Như cứt
bo
09/09/2021xàm vãi
QUANG HUY
01/09/2021chuyen gi dang xay ra vay?
Ken
23/08/2021Add ơi, công thức bị sai rồi Lw' chứ ko phải Li'