Các nguyên mẫu đầu tiên của khối lập phương Rubik

time-icon 23/03/2020 time-icon Đăng bởi: Nguyễn Quang Anh

Trong những năm qua, món đồ chơi tưởng chừng như đã cũ kỹ và đơn giản này lại vô cùng phát triển nhờ vào bộ môn Speedcubing và những chiếc Speedcube cực kỳ chất lượng tới từ người Trung Quốc. Các loại khối lập phương nâng cao hơn lần lượt ra đời như 4x4, 5x5 cho tới biến thể Rubik với các hình dạng khác nhau: Skewb, Pyraminx, Megaminx. Tất cả chúng đều bắt nguồn từ chiếc Rubik 3x3 ban đầu.

Nhưng chiếc Rubik bản gốc này tới từ đâu? Có hình thù như nào? Và làm thế nào mà món đồ chơi này có thể bán được hàng tỷ chiếc kể từ khi được sản xuất? Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem thiết kế nguyên mẫu đầu tiên của khối Rubik và cách mà nó “mở đường” cho các phiên bản khác trong tương lai.

Nguyên mẫu bằng gỗ được trình bày trong triển lãm Beyond Rubik's Cube

Người phát minh ra khối lập phương Rubik - Erno muốn tạo ra một thứ gì đó dường như bất chấp các quy luật toán học. Ông muốn một cấu trúc mà các mảnh có thể được giữ lại với nhau, trong khi những bộ phận này có thể di chuyển được, thao túng hay thay đổi vị trí của chúng.

Người ta tin rằng khối lập phương được sử dụng ban đầu để giải thích các vật thể ba chiều cho các sinh viên lúc đó của ông, tại Học viện Nghệ Thuật và Thủ công Mỹ Nghệ ở Budapest (Hungary).

Những hình ảnh ban đầu của Rubik giống như một khối 2x2.

Những khối Rubik đầu tiên mà Erno tạo ra chỉ đơn giản là những khối gỗ vuông được giữ cùng với cao su và kẹp giấy. Trên thực tế, một người đàn ông khác tên là Larry Nichols cũng đã phát minh ra khối 2x2 có thiết kế đơn giản hơn rất nhiều, nam châm đã được sử dụng thay vì dây cao su và kẹp giấy như của Erno.

Điều này có nghĩa là nó có thể được tách rời ra thành 8 mảnh khá dễ dàng. Bằng sáng chế cho khối lập phương 2x2 ban đầu này đã được cấp phép vào năm 1972 - hai năm trước khi Erno Rubik phát minh ra khối 3x3 của riêng minh.

Nhìn chung, cả hai vẫn chỉ đơn thuần là khối lập phương, mặc dù vẫn đạt được mục tiêu về mặt kỹ thuật, nhưng chúng vẫn chưa cho phép tất cả các mảnh di chuyển một cách độc lập. Khối 2x2 không cần một lõi để điều khiển chuyển động, nhưng các chuyển động của nó lại cực kỳ hạn chế và khó dùng.

Nguyên mẫu đầu tiên của khối Rubik 3x3

Chính từ đây, Erno Rubik đã bắt đầu bắt tay vào việc thiết kế phần lõi cho phát minh của mình. Lõi này cho phép tạo ra một món đồ chơi lớn hơn - đó là khối Rubik 3x3. Nhờ việc sử dụng lõi cố định, ông đã tạo ra một khối lập phương có thể di chuyển và “xoắn” khá độc lập. Mặc dù thiết kế phần lõi khá đơn giản, nhưng nó vẫn khác nhiều so với những khối Rubik được sử dụng ngày nay, ốc vít được gắn trực tiếp vào lõi, ở giữa là các viên trung tâm và thêm cả lò xo để tăng sự đàn hồi.

Nguyên mẫu cuối cùng của Rubik được tạo ra vào năm 1974. Sau đó, nó đã được cấp bằng sáng chế và sau khi ký hợp đồng với công ty đồ chơi Ideal Company, món đồ chơi này dã được bán tại Hungary và cuối cùng là trên toàn cầu vào năm 1980.

Nguyên mẫu này là phiên bản “mượt mà” hơn so với nguyên bản và có các góc được bị cắt. Đơn giản là vì khối lập phương lúc này vẫn quá lớn, ông Erno tin rằng các góc làm cho trò chơi trở nên cồng kềnh hơn mức cần thiết.

Mọi người đều biết rất ít về nguyên mẫu này cho đến năm 2014, khi tất cả các mô hình ban đầu của Rubik đã được công bố trong Triển lãm Beyond Rubik's Cube tại Trung tâm Khoa Học Tự Do, New Jersey. Tại đây, các nguyên mẫu nhận được nhiều sự chú ý hơn và do đó, chúng ta được biết hơn về các phiên bản đầu tiên của khối lập phương Rubik. Những miếng dán ở viên trung tâm được cho là để che giấu cá ốc vít, mặc dù điều này vẫn chưa được xác nhận. 
 

Viết bình luận của bạn: