Cách giải Rubik 3x3 theo Roux Method

time-icon 14/10/2019 time-icon Đăng bởi: Nguyễn Quang Anh

Phương pháp Roux ít được sử dụng rộng rãi nhưng nó đã cho thấy tiềm năng của mình bằng nhiều thành tích đáng nể như: trung bình 3x3 dưới 15s của Thom Barlow và Jules Manalong, dưới 10s của Austin Moor, Alexander Lau và thậm chí là dưới 7s của Kian Mansour.

Alexander Lau top roux

Alexander Lau - người đã từng rất nổi tiếng với Roux trong năm 2014

Không sai khi nói rằng, Roux là một đối thủ cạnh tranh lớn với phương pháp CFOP nổi tiếng. Nó tốt cho bất kỳ Cuber nào, bất kể trình độ nào và tất cả những gì bạn học được từ Roux Method: việc xây dựng block building, Lookahead và các kỹ năng mà bạn học được sẽ hỗ trợ cho hầu như mọi phương pháp khác.

Cũng cần nhớ, mặc dù hầu hết những Cuber nhanh nhất sử dụng CFOP, nhưng vẫn có một nhóm người giải Roux cực kỳ tài năng và tốc độ không hề thua kém. Roux thậm chí có tiềm năng nhanh hơn CFOP trong một số trường hợp, vì nó đòi hỏi ít bước hơn.

công thức xoay rubik 3x3 nâng cao roux method

Bên cạnh đó là các thao tác xoay M move trông cực kỳ ấn tượng, dặc biệt với bước cuối bạn có thể spam TPS với duy nhất hai động tác là M và U. Thôi không dài dòng nữa, hôm nay H2 Rubik xin chia sẻ cho bạn đọc cách giải Rubik 3x3 theo Roux. Hãy chuẩn bị tâm lý để tiếp thu một cách tốt nhất vì chắc chắn, nó sẽ không dễ như khi bạn học phương pháp cho người mới đâu. :D

Roux Rubik là gì?

◾ Roux (đọc là ru) là phương pháp giải Rubik nâng cao được phát minh bởi Gilles Roux - một Cuber người Pháp. Khác với CFOP chia khối Rubik thành 3 tầng và giải từng tầng bằng các bộ công thức có sẵn, Roux Method liên quan đến việc tạo các block 1x2x3 ở hai bên trước rồi sau đó giải các cạnh còn lại.

◾ Roux thiên về việc tự nghiệm hơn là học nhiều công thức như CFOP và nó có số move ít hơn hẳn.

Giới thiệu về Roux Rubik

◾ Roux là phương pháp yêu thích của những người giải một tay hàng đầu hiện nay.

◾ Không giống như CFOP hay Petrus, người phát minh đã sử dụng nó để đạt được thời gian trung bình 5 lần (avg 5) dưới 15s trong một cuộc thi WCA.

◾ Bằng việc xây dựng "khối" (block building) và sử dụng nhiều bước xoay M (layer giữa), chúng ta có một phương pháp giải 3x3 tốc độ cao và ít move nhất bây giờ. Có thể nói, nó là sự kết hợp giữa hai phương pháp Petrus (block building) và Waterman (layer trái và cạnh cuối).

kian mansour top cuber roux

Kian Mansour - một trong những người chơi Roux tốt nhất hiện nay

Cách giải rubik theo Roux Method

◾ Trước khi tìm hiểu hướng dẫn Roux Method, chắc hẳn bạn đã học qua phương pháp giải 7 bước cho người mới và đã biết tất cả các ký hiệu Rubik tiêu chuẩn rồi phải không? Nếu không thì hãy vào link dưới đây, học thuộc cái ký hiệu để có thể tiếp thu phương pháp này một cách tốt nhất.

>> Tham khảoKí hiệu Rubik - Tổng hợp và giải thích chi tiết nhất.

◾ Với phương pháp Roux, chúng ta có 4 bước sau:

  1. Tạo một khối 1x2x3 bên trái.
  2. Tạo một khối 1x2x3 bên phải.
  3. Chỉnh lại các góc của mặt trên.
  4. Hoàn thiện 6 cạnh còn lại (trong bước này được chia làm 3 bước phụ).
  • Lật cạnh.
  • Hoán vị cạnh UL và UR.
  • Hoán vị các cạnh còn lại.

Các bước của Roux Method

Bước 1: Tạo một khối 1x2x3 bên trái (First Block - FB)

Thực ra thì block bên nào trước, màu nào trước cũng được. Nhưng để dễ theo dõi thì bạn cứ làm bên trái trước và bắt đầu với màu xanh dương ở mặt trái Lmàu trắng ở mặt dưới D.

Tạo block 1x2x3 bên trái a Tạo block 1x2x3 bên trái b

Bước đầu tiên là tạo một khối 1x2x3. Nhìn chung, nếu bạn giải một cách hiệu quả thì bước này sẽ tốn khoảng 9-12 lần xoay. Rất tiếc là bạn sẽ phải tự nghiệm vì bước này không có công thức. Nhưng đừng lo, tôi sẽ chia sẻ cách để giúp bạn dễ dàng liên tưởng hơn.

Bước 1.1: Ghép cặp cạnh-góc với viên trung tâm màu xanh dương.

Ghép cặp cạnh-góc với viên trung tâm

Bước 1.2: Nhét viên cạnh liền kề để tạo thành một khối 1x2x2. Sử dụng hai thuật toán trái và phải (bước 3 của phương pháp cho người mới chơi).

Đưa viên cạnh liền kề về đúng vị trí

Bước 1.3: Ghép cặp góc-cạnh (pair) cuối cùng và gắn vào khối 1x2x2 bạn vừa làm.

ghép cặp cạnh góc cuối cùng

#Mẹo: Vì bạn chưa cần quan tâm đến màu sắc của các viên trung tâm. Cho nên bước này cứ ghép thử thoải mái nhé. Ngoài cách trên ra, bạn cũng có thể tìm phương pháp khác phù hợp với bản thân hơn. 

👉 Kết luận: Tóm lại là tạo khối 1x2x2 trước, sau đó mở rộng thành 1x2x3. Đơn giản là cứ tìm ra cặp góc-cạnh rồi ghép chúng với nhau cho đúng màu. 

Bước 2: Tạo một khối 1x2x3 bên phải (Second Block - SB)

Bước thứ hai là tạo khối 1x2x3 bên phải. Nếu như bên trái bạn làm màu xanh dương thì bên phải sẽ là màu xanh lá. Việc tạo SB giờ đây sẽ bị hạn chế bởi FB đã làm.

Tạo một khối 1x2x3 bên phải a Tạo một khối 1x2x3 bên phải b

Thông thường, các động tác xoay mà tôi sử dụng ở bước này đó là r, R, MU. Lý do là nó sẽ không động chạm gì với block đầu đã hoàn thiện. Một lần nữa, tôi tạo khối 1x2x2 và mở rộng thành 1x2x3 giống như trên. 

👉 Nếu bạn lười tự nghiệm thì đây là file công thức secondblock.pdf.

Bước 3: Chỉnh lại các góc của mặt trên (CMLL)

Trong bước này, bạn sẽ định hướng (lật góc - 4 góc có mặt vàng hướng lên U) và hoán vị các góc của mặt trên U.

Chỉnh lại các góc của mặt trên

Để làm điều này, Roux sử dụng các công thức CMLL. Đến đây có 2 nhánh để chọn, tùy thuộc vào mục đích của bạn.

  • Nếu bạn là người mới bắt đầu và cảm thấy chưa sẵn sàng để học hết CMLL, hãy kéo xuống dưới và đọc tiếp mục 2 look CMLL Method.
  • Nếu bạn quyết tâm học hết CMLL, muốn lật góc và hoán vị góc cùng một lúc -> 42 công thức CMLL Roux.

__________________________________________

2 look CMLL Method - Bước 3 dành cho người mới bắt đầu Roux

Okay, vậy là bạn đã chọn 2 look CMLL Method thay vì 42 công thức đầy đủ. Tốt thôi, tôi rất hiểu điều đó và đây cũng là lý do tại sao mục này tồn tại. "Người mới chơi" hay “người mới bắt đầu” không hoàn toàn là từ đúng. Thực tế bạn hoàn toàn có thể Sub-17 khi sử dụng bộ công thức này.

Trong hướng dẫn dưới đây, tôi đã chia Bước 3: Chỉnh lại các góc của mặt trên (CMLL Method) thành hai bước nhỏ: Định hướng (lật góc) và Hoán vị các góc.

A) Định hướng (lật góc)

Bước 1 của 2 Look CMLL: lật góc

Mục đích của bước này là đưa mặt vàng của 4 góc lên mặt U

Tôi đã ghi chú đầy đủ hình ảnh, công thức và cả tên cho mỗi trường hợp. Bạn chỉ cần nhìn vào 4 góc của mặt U xem khớp với trường hợp nào trong 7 cái dưới đây rồi áp dụng công thức là xong, rất đơn giản.

Anti-Sune

[U] R U2 R' U' (R U' R')

Sune

R U R' U R U2 R'

L/ Bowtie

[U'] F R U' R' U' (R U R' F')

U/ Headlights

[U2] F (R U R' U') F'

T/ Chameleon

(R U R' U') R' F R F'

Pi/ Dead Guy

F (R U R' U')2 F'

H/ Double Anti-Sune

[U] F (R U R' U')3 F'

 

#Mẹo: 7 trường hợp này chính là 2 look OLL và 2 trường hợp bước sau là PLL trong phương pháp CFOP. Cho nên nếu bạn đã học CFOP rồi thì có thể bỏ qua mục này và tiếp tục bước 4.

B) Hoán vị góc

Bước 2 của 2 look CMLL Method: hoán vị góc

Thực hiện hoán vị để các góc khớp với mặt bên

Sau khi tất cả các góc của mặt trên U có màu vàng, hãy thực hiện một trong hai hoán vị dưới đây để các góc nằm ở đúng vị trí.

Hoán vị 2 góc chéo

F R U' R' U' (R U R' F') (R U R' U') R' F R F'

Hoán vị 2 góc kề

(R U R' F') (R U R' U') R' F R2 U' R'

Bước 4: Hoàn thiện 6 cạnh còn lại (Last six edge - LSE)

Bước này sẽ là nơi mà bạn giải quyết 6 cạnh cuối (LSE) để hoàn thiện khối lập phương bằng Roux. Ba bước đầu tiên thực sự rất đơn giản và LSE là điều khiến Roux trở nên đáng sợ :D. Tại đây, nó sẽ được chia làm 3 bước nhỏ để bạn không bị nhầm lẫn:

  • Bước 4.1: Lật cạnh (EO).
  • Bước 4.2: Hoán vị cạnh UL và UR (ULUR).
  • Bước 4.3: Hoán vị các cạnh còn lại (L4E).

Mặc dù gồm 3 bước nhưng thời gian bạn thực hiện rất nhanh và chỉ dùng duy nhất hai động tác là M/ M’U/ U’ mà thôi.

Bước 4.1: Lật cạnh (Edge Orientation - EO)

A) LẬT CẠNH LÀ GÌ?

“Lật cạnh là sao? Khó thế? Chẳng hiểu gì cả, …”. Đây là tình trạng chung của một số bạn mới bắt đầu với Roux khi tới bước này. Nhưng đừng lo, tôi sẽ chỉ cho bạn một số thứ để thấy bước này chỉ là trò trẻ con.

bước 4 của roux method - lật cạnh

◾ Nếu như bạn đã làm y xì các bước như ở trên thì chúng ta sẽ có tâm đáy D và tâm trên U là hai màu trắngmàu vàng (chưa cần phải chính xác D hay Umàu trắng hay màu vàng đâu). 

◾ Chúng ta đang có 6 viên cạnh (hoặc ít hơn) cần lật. Lật cạnh ở đây có nghĩa là làm cho mặt trắng (hay mặt vàng) của mỗi viên cạnh hướng lên trên hoặc hướng xuống đáy

lật cạnh đúng cách

👉 Kết luận:  Hiểu nôm na rằng các viên cạnh có mặt trắng (hay mặt vàng) nằm ở <L, R, F, B> cần phải lật, còn nằm ở U hay D thì không cần.

B) CÔNG THỨC LẬT CẠNH

Okay, vậy là bạn đã hiểu định nghĩa của lật cạnh là như thế nào. Giờ chúng ta chỉ cần áp dụng 9 công thức ứng với mỗi trường hợp dưới đây là xong.

#Chú thích:

  • X/Y: số cạnh cần lật ở U/ số cạnh cần lật ở D.
  • Cạnh màu xám là cạnh cần lật.
  • Hãy để ý trường hợp 3/1, hầu như với tất cả trường hợp khác, xoay xong đều sẽ quay lại trường hợp này.

3/1

M' U M'

1/1

M' U M U -> 3/1

2/0 (kề)

M' U M' U2 -> 3/1

2/0 (đối)

M' U M U' -> 3/1

2/2 (kề)

M2 U' -> 3/1

2/2 (đối)

M U2 M' U2 -> 3/1

4/0

M' U2 M' U2 -> 3/1

0/2

M U M U' -> 3/1

4/2

R U' r' U' M' U r U r'

 

👉 Lưu ý: 

  • Nếu thấy trường hợp các viên cạnh cần lật của bạn không khớp với 1 trong 9 trường hợp dưới, hãy xoay U cho tới khi khớp thì thôi.
  • Các viên cạnh cần lật chỉ có thể là số chẵn với tối đa 6 viên (2, 4, 6).

Bước 4.2: Hoán vị cạnh UL và UR (ULUR)

Chà! Vậy là chỉ còn 2 bước nhỏ nữa thôi là chúng ta biết cách giải Rubik 3x3 theo Roux Method. Bước này và bước sau (L4E) sẽ giúp bạn spam tay cực nhanh khi đã học xong.

hoán vị cạnh UL và UR

Mục tiêu sẽ là đưa 2 viên cạnh UL (trên-trái) và UR (trên-phải) về đúng vị trí để hoàn thành 2 mặt bên (tức là 2 block 1x3x3 ở hai bên khối Rubik).

👉 Như đã nói từ đầu, chúng ta sẽ chỉ sử dụng 2 động tác là <M/ M’> và <U/ U’> mà thôi. Vì bước này cần nghiệm một chút nên tôi muốn nhắc lại điều này để bạn không “táy máy” mà xoay lại từ đầu.

__________________________________________

1. Đầu tiên hãy tìm cách đưa hai viên cạnh cần hoán vị (xanh lá-vàngxanh dương-vàng) vào 2 vị trí:

◾ một ở UF, một ở DB;

hoặc

◾ một ở UB, một ở DF.

Trong ảnh dưới đây, tôi sẽ lấy ví dụ rằng: viên (xanh dương-vàng) ở UF, còn (viên xanh lá-vàng) ở DB.

Mặt trước

Mặt sau

#Lưu ý: khi này mặt vàng của hai viên cạnh UL UR vẫn phải hướng lên trên hoặc xuống dưới.

2. Bạn nhìn hình và theo dõi từng bước nhỏ sau nhé:

 

◾ Xoay M (hoặc M’) để đưa một viên cạnh bất kì xuống tầng đáy.

◾ U2 để 2 viên cạnh UL UR nằm ở vị trí đối nhau trên mặt F

◾ Xoay M (hoặc M’) để đưa cả 2 viên cạnh UL, UR xuống tầng đáy.

👉 Khi này mặt vàng của cả 2 viên cạnh đều nằm ở mặt đáy, nếu bạn làm chúng nằm ở FB thì là sai.

3. Bước này sẽ hơi khó hiểu và khiến nhiều bạn nản lòng. Các bạn chịu khó để ý vào hình, quan trọng nhất là màu sắc của từng mảnh sau khi xoay.

 

◾ Xoay U (hoặc U'), sao cho mặt F và B của hai viên cạnh UL, UR ĐỐI MÀU với mặt F của hai viên góc tầng trên cùng.

Phần này hơi khó hiểu chút, bạn hãy nhìn vào khối Rubik thứ 2 trên hình, để ý vào màu sắc của viên cạnh tầng đáy hai viên góc tầng trên nhé.

M2 để đưa hai viên cạnh UL, UR cho khớp.

◾ Cuối cùng bạn xoay U là đã hoàn thiện bước này.

#Lưu ý: Nếu hai viên cạnh cần hoán vị đã đối nhau ở D, có mặt vàng đều hướng xuống D thì khỏi cần làm bước 1, 2 mà “tông” thẳng bước 3 luôn.

Bước 4.3: Hoán vị các cạnh còn lại (Last Four Edge - L4E)

Bước cuối cùng đây rồiiii, hãy tự thưởng cho mình một tràng pháo tay nào bạn tôi ơi. Tin vui là bước cuối cùng của phương pháp Roux lại không hề khó chút nào và chỉ sử dụng duy nhất hai động tác M/M'U2/U2' để giải. Mặc dù tôi khuyến khích bạn nên tự nghiệm hơn nhưng.... Đây! công thức cho tất cả trường hợp của L4E.

Nhóm 1: Không đối xứng

Nếu bạn thắc mắc về cái tên nhóm thì đó là do những cạnh còn lại không đối xứng nhau. Phần ảnh bên trái sẽ hiển thị cho khối Rubik ở mặt trước F, bạn sẽ cầm tại mặt này để thực hiện công thức. Phần ảnh bên phải là mặt sau B, dùng để nhận biết trường hợp.

U2 M' U2 M'

M U2 M’ U2 M2

 

U2 M U2 M’

M’ U2 M’ U2 M2

 

M U2 M U2

M2 U2 M’ U2 M

 

U2 M’ U2 M

M U2 M’ U2

 

U2 M U2 M

M’ U2 M’ U2

 

M2 U2 M U2 M

M’ U2 M U2

 

M2 U2 M U2 M’

M’ U2 M U2 M2

 

M2 U2 M’ U2 M’

M U2 M U2 M2

Nhóm 2: Đối xứng

5 trường hợp còn lại có các cạnh đối xứng nhau, cho nên không cần ảnh mặt sau B để nhận biết.

M’ U2 M2 U2 M’

E2 M E2 M

M U2 M2 U2 M'

E2 M E2 M’

U2 M2 U2 M2

 

Ưu điểm Roux Rubik

  • Giống như phương pháp Petrus, Roux sử dụng ít move hơn CFOP phổ biến.
  • Công thức Roux Method rất ít, ít hơn rất nhiều so với CFOP, phương pháp này thiên về việc tự nghiệm nhiều hơn.
  • Sau khi block 1x2x3 được thực hiện, phần còn lại của khối giải quyết chủ yếu bằng các động tác R, r, M và U mà thôi.
  • CMLL là một trong những bộ công thức tốt nhất vì nó chỉ có 42 trường hợp và hầu hết trong số đó là OLLCP từ CFOP.
  • Tạo block và tính trực quan của Roux cho phép bạn cải thiện khả năng Lookahead và Inspection (nhìn trong 15s).
  • Bước cuối - LSE của Roux rất dễ để thành thạo, dễ dàng Lookahead và Spam tay cực kỳ nhanh.

Nhược điểm Roux Rubik

  • Tạo block và sự phụ thuộc vào động tác r, M có thể gây khó khăn cho người mới bắt đầu. 
  • Do M được sử dụng thường xuyên, đặc biệt là trong các giai đoạn cuối nên có nhiều khả năng xảy ra DNF hơn là +2. Vì bạn dễ lỡ tay trượt động tác M2 hoặc M cuối cùng.
  • Đang tác M gây khó khăn với các Big Cube. Với 7x7x7 và 6x6x6, nhiều ý kiến cho rằng Roux không sử dụng được.
  • Động tác M cũng rất khó khăn khi chơi một tay (OH), người chơi OH Roux hầu như luôn phải áp cục Rubik vào bàn để giữ và xoay M. 

Kết luận

Weo...có một số điều mà tôi đã không đề cập đến trong hướng dẫn này ví dụ như các bộ công thức nâng cao của Roux Method như: EOLR, UFUB, Pinkie Pie,... có lẽ H2 Rubik sẽ đề cập trong những phần tới và khi đó tôi sẽ gắn link trực tiếp vào mục danh sách bổ sung bên dưới.

Danh sách bổ sung (Loading tới 99%)

1. Bí kíp luyện tập Roux Method theo từng giai đoạn.

.....

Roux là một phương pháp nâng cao rất thú vị và luôn có những thủ thuật mới hơn để bạn tìm hiểu. Vì vậy, hãy tập luyện và sẵn sàng tự thử thách mình bằng các công thức mới, đó chính một nửa niềm vui trong việc chơi Rubik Roux. Cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn Cubing vui vẻ.

#Nếu có thắc mắc xin vui lòng để lại Comment hoặc nhắn tin cho chúng tôi tại đây - Facebook H2 Rubik.

Bình luận (48)
binh-luan

Khoa

27/05/2021

E cảm ơn à nhìu. E giải đc ràu :3

binh-luan

.

26/05/2021

Chữ trong dấu là như nào mn

binh-luan

Pico

22/05/2021

2 look CMLL = 7 CT lật cạnh của 2 look OLL

binh-luan

TBG-Anrubikcube

16/05/2021

cũng kha khá dễ

binh-luan

vũ thành đạt

15/05/2021

khá dễ hiểu

Viết bình luận của bạn: