-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tìm hiểu về những hệ màu phổ biến của khối Rubik
18/03/2020 Đăng bởi: Nguyễn Quang AnhHệ màu Rubik (hay color scheme) là màu sắc và sắc thái biểu hiện cho mỗi mặt, hoặc một hình thức đại diện khác cho màu sắc trên khối lập phương Rubik. Chúng ta đều biết rằng món đồ chơi này đi kèm với 6 màu cơ bản: trắng, vàng, cam, đỏ, xanh lá và xanh dương. Thế nhưng, ít ai biết trên thế giới hiện nay có hai cách sắp xếp màu phổ biến nhất: gọi là hệ màu phương Tây và hệ màu Nhật Bản.
Hệ màu của phương Tây được coi là tiêu chuẩn trên khối Rubik, với màu trắng ở dưới, màu vàng ở trên, màu cam mặt trước, đỏ mặt sau, xanh lá bên phải và xanh dương bên trái. Hầu hết các Cuber đều sử dụng hệ màu của Phương Tây (còn được gọi là hệ màu BOY), nhưng nhiều người chơi tại Nhật Bản lại thích sử dụng hệ màu dành riêng của nước mình.
Bạn có thấy điều đặc biệt trên khối Rubik này không?
Những loại Rubik mới ra hiện nay có xu hướng sử dụng hệ màu với các sắc độ tăng giảm khác nhau, nhìn chung vẫn dựa trên màu gốc như HalfBrights, FullBrights,... Rất hiếm người sử dụng cách sắp xếp khác với hệ màu phương Tây hoặc Nhật Bản nhưng không phải là không có. Nổi tiếng nhất phải kể đến Sarah Strong - một thành viên cấp cao của Hiệp Hội Rubik Thế Giới WCA, người sử dụng hệ màu với tên của chính mình.
Hệ màu đặc biệt của Sarah trong đó, mặt vàng và tím nằm cạnh nhau
Quy định của WCA
Trong quy định của WCA không chỉ định màu sắc mà người chơi phải sử dụng trong các sự kiện chính thức của họ. Quy tắc số 3a3 quy định rằng, các Cuber phải sử dụng Rubik có hệ màu mà một màu chỉ được biểu thị duy nhất cho mỗi mặt ở trạng thái đã giải. Cho nên bạn có thể tự tin dùng bất cứ màu nào mình muốn, miễn là trên 6 mặt phải khác nhau.
Hệ màu phương Tây (tiêu chuẩn)
Hệ màu phương Tây là một trong hai cách phối/ sắp xếp màu phổ biến nhất cho khối Rubik. Theo như các nhà sản xuất Rubik, hệ màu của Nhật Bản xuất hiện đầu tiên, nhưng đây mới là bảng màu được lựa chọn cho các thương hiệu sản xuất Rubik ở Bắc Mỹ và Châu Âu trong nhiều năm.
Phối màu này được gọi là BOY, viết tắt của từ Blue-Orange-Yellow, dựa trên việc sắp xếp các màu xung quanh thành một góc của khối lập phương. Một điều thú vị về hệ màu này, đó là một màu bất kỳ cộng hoặc trừ màu vàng sẽ bằng màu của phía đối diện. Do đó nó còn được gọi là Minus Yellow.
- white + yellow = yellow
- red + yellow = orange
- blue + yellow = green
Hầu hết Cuber sử dụng hệ màu phương Tây (với CFOP) thường bắt đầu giải chữ thập với màu trắng trước, tạo tầng cuối với màu vàng. Không giống như những người chơi hệ màu Nhật, thường bắt đầu với màu xanh dương.
Hệ màu Nhật Bản
Mặc dù nói là hệ màu phổ biến thứ hai thế giới nhưng nó vẫn rất ít người dùng, đặc biệt Speedcubing không phải bộ môn phát triển ở Nhật Bản. Một trong những Cuber nổi tiếng sử dụng bảng màu này kể từ năm 2003 trong các kỳ thi là Shotaro Makisumi (người đã từng đạt được 6 kỷ lục thế giới chỉ trong vòng một năm).
Một số hệ màu Rubik khác
Khi chọn hệ màu cho khối lập phương của bạn, điều quan trọng là phải có độ tương phản tốt giữa các màu với nhau, đặc biệt là giữa màu xanh / xanh lá cây và cam / đỏ. Chúng tôi đề xuất các hệ màu sau:
1/ Hệ màu Autumn
2/ Hệ màu Classic Dark
3/ Hệ màu Classic Light
4/ Hệ màu Full Brights - Pink
5/ Hệ màu Full Brights - Red
6/ Hệ màu Half Brights
7/ Hệ màu Rainforest
8/ Hệ màu Tropical
Nhận xét của nhà phát minh
Vào năm 2014, người phát minh ra khối lập phương Rubik, ông Erno khi được hỏi tại sao ông lại chọn 6 màu này để đánh đấu các mặt. Và ông đã trả lời:
“Nếu khối lập phương không được tô màu thì sẽ không có mục tiêu, không có gì để giải quyết cả. Do đó, tôi đã tìm cách đơn giản nhất để đánh dấu được trạng thái đã giải quyết. Tôi chọn 6 màu này (thực ra là 5 màu vì tôi không thực sự coi trắng là “một màu”) vì chúng đều là những màu cơ bản và không cần phải giải thích thêm. Ai cũng biết đỏ, vàng, xanh lá, xanh, cam và trắng là gì mà”.