Hướng dẫn cách tạo trò chơi ô chữ tiêu chuẩn

time-icon 29/02/2020 time-icon Đăng bởi: Nguyễn Quang Anh

Khả năng suy nghĩ làm cho con người vượt trội hơn so với các loạt vật khác. Bên cạnh các chức năng cơ bản, bộ não còn có khả năng làm nhiều hơn thế. Nếu không tự đẩy giới hạn bản thân, chúng ta sẽ không nhận ra được điều này. Có một số cách để tăng cường khả năng tư duy và bạn có thể áp dụng ngay vào cuộc sống, một trong số đó chính là chơi trò chơi ô chữ.

Hướng dẫn cách tạo trò chơi ô chữ

Trò chơi ô chữ và các trò chơi trí tuệ khác tạo ra những giờ vui chơi lành mạnh và được công nhận là giúp tăng khả năng não bộ. Chúng cũng là những công cụ giáo dục tuyệt vời, cho phép thu hút học sinh và khuyến khích chúng cùng nhau suy nghĩ. Đối với một số người, việc tạo ra một trò chơi ô chữ hay cũng giống như giải một câu đố vậy.

Hướng dẫn cách tạo trò chơi ô chữ

Trẻ em đang ở độ tuổi phát triển nên chơi trò chơi này để kích thích não bộ.

Bước 1: Tạo một lưới ô chữ

Bạn cần quyết định về kích thước ô (lưới). Nếu bạn đang cố gắng tạo ra một trò chơi ô chữ chuẩn hóa, chuyên nghiệp thì kích thước như: 15x15, 17x17, 19x19, 21x21, 23x23 là tiêu chuẩn. Lưới càng lớn, trò chơi sẽ càng khó. Tuy nhiên, nếu bạn làm một câu đố đơn giản, bạn có thể chọn bất kỳ kích thước nào mình muốn.

Bước 1: Tạo một lưới ô chữ

Bước 2: Tạo danh sách các từ làm đáp án

Thông thường, bạn sẽ chọn các từ theo một chủ đề đã chọn và lấy luôn làm tiêu đề. Ví dụ các chủ đề phổ biến như: địa điểm, địa danh, tiếng anh, những người nổi tiếng, danh nhân, thể thao,... Một điều nữa là bạn nên tránh những từ nhỏ. Không bao giờ được sử dụng từ có hai chữ cái và từ ba chữ cái nên sử dụng với số lượng ít. Nên nhớ rằng bạn cũng có thể sử dụng một cụm từ để làm đáp án.

Bước 2: Tạo danh sách các từ làm đáp án

Không bao giờ sử dụng từ có hai chữ cái

Bước 3: Đặt các từ vào trong lưới

Bước này có thể khó khăn như lúc giải một trò chơi ô chữ. Khi bạn đã đặt các từ vào trong lưới, hãy bôi đen tất cả những ô không sử dụng đến.

  • Trong một trò chơi ô chữ thông thường, không nên có những từ “treo” - những từ không liên kết với những từ khác. Độ liên kết nhiều hay ít tùy thuộc vào bạn muốn độ khó của trò chơi như nào.
  • Nếu câu trả lời cho một câu hỏi là một cụm từ chứ không phải từ đơn, thì sẽ không có khoảng cách giữa các từ.
  • Bạn không cần quan tâm đến việc viết hoa hay không, vì luật là tất cả đều là chữ in hoa. Các câu trả lời không nên bao gồm dấu câu.
  • Chỉ sử dụng mỗi từ một lần.
  • Với những từ bạn không chắc chắn, hãy tra từ điển.

Bước 3: Đặt các từ vào trong lưới

Hãy chắc chắn rằng lưới có dạng đối xứng khi quay 180 độ (nghĩa là khi bạn xoay 180 độ thì các ô vuông bị bôi đen vẫn ở cùng một vị trí).

Bước 4: Đánh số cho mỗi ô vuông bắt đầu

Bắt đầu ở góc trên bên trái (hoặc trên) của mỗi ô đáp án và phân chia theo thứ tự bằng cách đánh số từ trái sang phải. Nếu bạn đang sử dụng trình tạo trò chơi ô chữ, hệ thống sẽ tự động xử lý việc đánh số cho bạn.

Bước 4: Đánh số cho mỗi ô vuông bắt đầu

Bước 5: Tạo một bản sao

Một bản sao y hệt sẽ giúp người đưa ra câu đố dễ dàng xem lại đáp án, tránh nhầm lẫn hoặc sai xót. Với bản sao này, bạn không cần phải bôi đen các ô không sử dụng nữa.

Bước 5: Tạo một bản sao

Bước 6: Tạo ra các câu hỏi

Hãy bắt đầu bằng việc tạo một số câu hỏi đơn giản, dễ giải. Ví dụ như: “Tư cách và phẩm chất con người” = nhân cách. Nếu mục đích của bạn là tạo trò chơi ô chữ như một công cụ giáo dục, hoặc không muốn làm cho mọi thứ phức tạp thì những câu hỏi đơn giản như vậy là đủ. Ngược lại, nếu bạn muốn trò chơi khó khăn hơn thì hãy tránh những câu hỏi dạng vậy.

  • Các nguyên tắc để xây dựng bộ câu hỏi:
  • Nội dung rõ ràng, phong phú và hấp dẫn, không quá bí hiểm.
  • Tránh gây hiểu lầm để người chơi có thể tìm ra nghĩa.
  • Nội dung câu hỏi không gò bó, gượng ép, phổ biến nhiều kiến thức. 
  • Không sử dụng chữ tắt hay chữ quá xa lạ.
  • Phối hợp hợp lý giữa ô ngang và ô dọc.

Bước 6: Tạo ra các câu hỏi

Sau khi đã tạo xong toàn bộ câu hỏi, bạn có thể tăng thêm mức độ thử thách bằng cách sửa một vài câu cho khó hơn. Có thể là sử dụng phép ẩn dụ, hoặc cần nhiều sự tư duy động não. Một ví dụ là: "Half a dance" = CHA (được lấy từ điệu nhảy Chacha)

Bước 7: Lập danh sách cho hàng ngang, hàng dọc

Cuối cùng, bạn hãy liệt kê các câu hỏi cho hàng ngang và hàng dọc, theo thứ tự số tăng dần, để người giải có thể dễ dàng theo dõi nội dung.

Bước 7: Lập danh sách cho hàng ngang, hàng dọc

Lợi ích của trò chơi ô chữ

1. Mở rộng vốn từ vựng

Giống như tên của nó, trò chơi ô chữ là tất cả về từ. Bạn có nhiệm vụ tìm đúng và ghép chữ chính xác trong các ô. Bạn càng cố gắng tìm từ, vốn từ vựng của bạn càng mở rộng. Nếu bạn không biết ý nghĩa của một từ nào đó, bạn có thể tự kiểm tra hoặc nhờ bạn chơi cùng giải nghĩa.

1. Mở rộng vốn từ vựng

Nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia đã cho thấy ảnh hưởng tích cực của trò chơi ô chữ trong việc cải thiện từ vựng ở trẻ em.

2. Cải thiện kỹ năng giao tiếp

Vốn từ tốt là khi bạn không chỉ nhớ được nhiều từ, mà còn phải biết cách sắp xếp chúng thành câu. Các câu hình thành nên cấu trúc ngôn ngữ của chúng ta. Việc hiểu các từ ngữ có ảnh hưởng rất tốt trong việc giao tiếp bằng lời nói. 

Mỗi khi giải một câu đố, nếu như bạn gặp một từ mới và bổ sung nó ngay vào trong vốn từ của mình, bạn có thể sử dụng nó trong các cuộc giao tiếp. Bạn có thể cải thiện kỹ năng này cho mình hoặc con mình bằng việc bắt tay ngay vào trò chơi ô chữ - nơi bạn sẽ phải tương tác với nhiều người khác. 

2. Cải thiện kỹ năng giao tiếp

Tạo sự liên kết cùng vớinhững người trong nhóm

Có một số mẹo giúp bạn áp dụng được những điều trên:

  • Khi bạn thấy một từ mới, hãy cố gắng sử dụng nó càng sớm càng tốt trong câu, bằng lời nói hoặc văn bản. 
  • Xem cách mà từ ngữ được sử dụng trong câu, xem ngữ cảnh. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được hết ý nghĩa của nó.

3. Học chính tả

Bên cạnh việc tăng cường khả năng giao tiếp, giải các ô chữ cũng giúp cải thiện kỹ năng viết của trẻ. Chúng sẽ phải tìm ra các từ và điều này sẽ “hằn sâu” trong bộ não về cách đánh vần cũng như nhớ chính xác con chữ. Lặp đi lặp lại liên tục khiến những từ mới trở thành một phần trong trí nhớ dài hạn.

3. Học chính tả

Trẻ em được học các quy tắc viết chữ ở trường. Còn trò chơi này cho cơ hội để chúng áp dụng ngay trong giờ giải trí.

4. Tăng khả năng ghi nhớ

Trò chơi này khi được chơi một cách thường xuyên sẽ tăng khả năng ghi nhớ cùng với cách viết. Lý do là các phần ký ức thông qua hình ảnh giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ hơn. Các nghiên cứu đã công nhận điều này rất nhiều lần.

4. Tăng khả năng ghi nhớ

Với những từ bạn bị “mắc kẹt” nhiều lần, càng suy nghĩ nhiều thì càng nhớ lâu. Bạn cứ thử mà xem.

5. Phát triển chức năng não

Trò chơi ô chữ tưởng chừng đơn giản nhưng rất phức tạp và khó giải. Khi chúng ta suy nghĩ và sử dụng chất xám liên tục, điều đó có nghĩa là bộ não đang phát triển. Trò chơi đang làm “sắc nét” bộ não của chúng ta và kích hoạt các tế bào thần kinh dẫn đến các chức năng được phát triển tốt hơn.

5. Phát triển chức năng não

Ngoài ra, theo Hiệp Hội Alzheimer, giải trò chơi ô chữ hàng ngày là một cách tuyệt vời để bộ não hoạt động trơn tru và tỉnh táo hơn, đặc biệt khi bạn đang già đi

6. Sở hữu sức khỏe tinh thần lành mạnh

Chúng ta đều biết rằng, tập thể dục thường xuyên sẽ có được cơ bắp rắn chắc và một cơ thể khỏe mạnh. Điều này cũng đúng với bộ não của chúng ta. Giải trò chơi ô chữ giúp tự tin hơn trong cuộc sống, khơi dậy niềm tin vào bản thân để giải quyết mọi vấn đề gặp phải. 

Khi bạn chơi trò chơi ô chữ, bạn thường có suy nghĩ sâu sắc hơn vào vấn đề cần giải quyết, ít tập trung vào những chuyện riêng hơn. Do đó, đây là một cách tuyệt vời để quên đi những phiền muộn của bản thân.

6. Sở hữu sức khỏe tinh thần lành mạnh

Sức khỏe tinh thần cũng bao gồm cả trầm cảm, căng thẳng hoặc lo lắng. Trẻ em có xu hướng bị căng thẳng khi không thể thực hiện tốt nhất và đôi khi rơi vào trầm cảm vì khiến cha mẹ thất vọng. Hãy chuyển hóa những điều tiêu cực trên bằng các hoạt động tích cực như trò chơi giải đố có thưởng.

7. Cải thiện bản thân

Khi một người đam mê giải đố thường xuyên, họ sẽ làm tốt hơn trong học tập, làm việc và rất nhiều điều khác. Chúng ta đều biết những khó khăn của thời đại cạnh tranh hiện nay. Có những cạnh tranh để đạt điểm cao, để được nhận vào các trường đại học và có được việc làm tốt,... Chơi trò chơi ô chữ sẽ khắc sâu ý thức cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy tư tưởng luôn vươn lên trong cuộc sống.

7. Cải thiện bản thân

Ngoài ra, trò chơi này cũng sẽ khiến con bạn ngồi yên trong một thời gian mà không chúi mũi vào các trò chơi điện tử, nó sẽ thúc đẩy con bạn học tập và phát triển nhận thức. Bạn có thể theo dõi tiến trình của con trẻ, bắt đầu từ những câu đố dễ dàng và dần khó hơn. Điều này sẽ giúp thúc đẩy các giới hạn và mở rộng kiến thức.

Viết bình luận của bạn: