5 cách xoay rubik nhanh để đạt Sub-20 trên 3x3

time-icon 09/05/2020 time-icon Đăng bởi: Nguyễn Quang Anh

Đối với những bạn đã đặt ra hướng đi cụ thể cho bản thân để đạt sub-20, hoặc kể cả những bạn mới đang ước mơ để chạm tới con số đó, chắc hẳn đã quá quen thuộc với những lời khuyên kiểu như “Cứ luyện tập nhiều ắt sẽ được” hay “Tập luyện nhiều vào nó thành quen”. 

Cá nhân mình không hề thích những lời khuyên chung chung như vậy. Cho nên trong bài viết này, mình sẽ chỉ ra năm tip có thể thực sự giúp bạn trên con đường tiến tới sub-20, mong rằng nó sẽ thực sự có ích.

>> Tham khảo5 cách xoay Rubik nhanh để đạt Sub-30 với 3x3

1. Tạo trí nhớ cơ cho mọi thứ

Đối với F2L tự nghiệm (F2L Intuitive, F2L không thuật toán, cảm nhận, không có thuật toán chung), hầu như bạn sẽ giải mọi trường hợp với các bước có cùng chung ý tưởng như nhau. Đó là dấu viên góc đi trước, đưa viên cạnh vào vị trí phù hợp (thường là ở tầng 3), sau đó mới khớp cả hai cặp lại với nhau rồi cuối cùng là đưa vào khe trống.

Các bước của F2L tự nghiệm

Tuy nhiên nếu muốn đạt tới level sub-20, bạn nên suy nghĩ theo hướng: "Mỗi trường hợp khác nhau có các bước tiến hành giải cũng khác nhau". 

Giống như cách bạn chia trường hợp để giải tầng cuối cùng vậy. Mục đích là để bạn tạo trí nhớ cơ cho mỗi trường hợp F2L. Có như vậy khi gặp phải một trường hợp quen thuộc, bạn sẽ không cần phải suy nghĩ xem mình cần đưa viên này đi đâu hay di chuyển chúng như thế nào. Tất cả những gì bạn cần làm, đó là để trí nhớ cơ thực hiện các bước một cách tự động và nhanh chóng.

Hãy tạo trí nhớ cơ cho mọi thứ

Mình nói vậy không có nghĩa rằng bạn sẽ phải học thuộc hết các thuật toán F2L tại thời điểm này đâu nhé, chỉ là tạo trí nhớ cơ cho mọi trường hợp F2L thôi. Tuy nhiên học luôn được thì càng tốt. Bạn nên áp dụng điều này cho cả hai quá trình: F2L và giải tầng trên cùng (Last Layer).

Giả sử tầng trên cùng mình đang có trường hợp Ua Perm. Việc tạo trí nhớ cơ sẽ giúp bạn loại bỏ những bước suy nghĩ kiểu như: "À đây là Ua-Perm, mình sẽ phải xoay tất cả bằng tay trái, trừ hai bước này được xoay bằng tay phải, rồi sau đó lại dùng tay trái hoàn toàn cho những bước còn lại,...".

Hãy tạo trí nhớ cơ cho mọi thứ ảnh 02

Khi mới tập luyện đúng là cách ghi nhớ này có thể giúp bạn. Nhưng để tiến tới trình độ cao hơn cụ thể là Sub-20, mọi thứ cần phải được đưa vào trí nhớ cơ của bạn, kết hợp cùng Finger Trick ở mức khá.

2. Đừng tập trung vào cặp viên đang giải hiện tại (Look Ahead)

Một trong những bước quan trọng nhất trong look-ahead chính là việc không tập trung vào cặp viên F2L bạn đang giải.

Ví dụ:

Mình muốn giải cặp viên cạnh góc cam-xanh lá này bằng cách đưa chúng ra đằng sau.

Hưỡng dẫn look ahead ảnh 01

Nhưng trong quá trình giải bạn không được tập trung vào cặp góc-cạnh đó nữa, mà chuyển hướng sang các viên khác. Nếu chỉ tập trung vào cặp cam-xanh lá kia thì khi đưa chúng được vào vị trí, bạn sẽ chỉ để ý được viên ở hai mặt mà bạn nhìn thấy được, chứ không thể đoán được các viên khác ở mặt sau.

Nhưng nếu bạn chịu khó quan sát các viên khác trong lúc giải cặp viên đó, bạn chắc chắn sẽ nhận ra được hai viên cạnh-góc cam-xanh dương đang ở vị trí rất phù hợp để giải tiếp theo. Và cứ như vậy, trong quá trình giải cặp cam-xanh dương, bạn sẽ tiếp tục nhìn sang cặp F2L còn lại.

Hưỡng dẫn look ahead ảnh 02

Nếu như hay theo dõi những người chơi ở level cao hướng dẫn, bạn sẽ thấy họ thường nói về cặp viên tiếp theo mà họ dự định giải, trước khi đưa cặp viên hiện tại vào vị trí.

3. Học cách đưa các viên vào vị trí ở phía sau (B)

Khi thực hiện F2L tự nghiệm, thường các bạn hay quay vị trí cần đưa các viên vào ra trước mặt mình. Thói quen này dần sẽ trở nên không tốt trong quá trình luyện tập nâng cao vì nó rất tốn thời gian.

Hướng dẫn cách xoay rubik nhanh với tip thứ 3

Mặt sau chính là điểm mù của bạn, do đó hãy cố gắng hạn chế nó bằng cách đưa các viên vào vị trí ở phía sau.

Ví dụ:

Giả sử mình muốn đưa cặp viên cạnh góc đỏ-xanh dương xuống cạnh trái ở mặt phía trước.

Hướng dẫn đưa các viên vào vị trí ở phía sau ảnh 01

Nhưng sau khi thực hiện xong, cặp viên xanh lá-cam tiếp theo lại đang nằm ở mặt phải.

Hướng dẫn đưa các viên vào vị trí ở phía sau ảnh 02

Bạn không muốn mình phải xoay cả chiếc Rubik đi 180­ độ chỉ để thực hiện tiếp các bước L hoặc U đâu đúng không nào? Trong khi từ vị trí này, bạn vẫn có thể thực hiện được điều đó thông qua các bước RU, chỉ khác là bạn sẽ phải đưa các viên vào vị trí ở phía sau.

Tip 3 Học cách đưa các viên vào vị trí ở phía sau ảnh 04

Bạn nên học tất cả những trường hợp giải các cặp viên ra mặt sau, kể cả những trường hợp trông có vẻ rất “ngu ngốc”. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần phải học cách chơi bằng cả hai tay, vì thời gian bạn sử dụng cả hai tay khi F2L gần như sẽ tương đương nhau.

Bạn cũng cần phải nắm vững cả những thuật toán gốc, để không bị lúng túng trong khi chuyển chúng thành các bước tương đương nhưng dành cho mặt phía sau.

4. Lấy các viên ra khỏi vị trí một cách hợp lý

Trong phần lớn các trường hợp F2L, bạn sẽ không bắt gặp đồng thời cả viên góc và viên cạnh nằm ở tầng trên cùng. Hầu hết chúng ta sẽ thấy một trong hai viên đó đang ở các cạnh bên. Do đó, bạn cần phải đảm bảo là quá trình lấy các viên đó ra ngoài không phát sinh thêm các bước thừa thãi.

Ví dụ:

Viên góc cam-xanh lá đang ở góc trên bên trái, trong khi viên cạnh tương ứng đang ở tầng giữa cạnh phải. Bạn muốn ghép cả hai viên này vào cạnh bên trái? Tuy nhiên bạn sẽ phải làm thêm một bước trung gian, đó là đưa một viên lên tầng trên cùng trước.

Lấy các viên ra khỏi vị trí một cách hợp lý ảnh 01

Việc đưa viên cạnh lên tầng trên cùng không có vấn đề gì, nó sẽ giúp bài toán của chúng ta dễ giải hơn một chút. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây, đó là làm thế nào để khi ghép hai viên lại với nhau, phải đảm bảo không tốn quá ba bước để đưa cặp viên đó vào vị trí.

Đối với trường hợp cụ thể như này, bạn sẽ phải làm như sau mới thực sự hiệu quả hơn và đưa cả cặp viên vào vị trí trong đúng ba bước.

Tip 4- Lấy các viên ra khỏi vị trí một cách hợp lý ảnh 02

Tới đây là trường hợp cơ bản rồi, thực hiện L U L' là xong

Bạn nên thử nghiệm nhiều cách khác nhau xem cách nào là phù hợp nhất với mình. Phần lớn những bước giải F2L hiệu quả giống như mình vừa chia sẻ hầu hết sẽ không xuất hiện trong F2L tự nghiệm. Bạn nên tham khảo những bài giải mẫu trên Youtube nhé. Cứ gõ F2L Example là ra một đống, xem video là hiểu chẳng cần biết quá nhiều tiếng Anh đâu.

5. U-turn luôn tốt hơn rotate cube (AUF)

Tip này đưa ra nhằm giảm thiểu số lần bạn phải rotate cube. Việc U-turn nhanh hơn việc rotate cube là một điều đương nhiên. Điều này có thể áp dụng cho F2L và đặc biệt là tầng cuối cùng.

Ví dụ:

Thường thì khi bạn đã có trường hợp chữ L quay sang góc trái ở mặt vàng, bạn sẽ thực hiện tiếp luôn một thuật toán nữa để xong 2-look OLL.

tip 5 học auf ảnh 01

Tuy nhiên, nếu có chữ L hướng sang góc phải trên, bạn nên đặc biệt lưu ý không nên rotate cube mà thay vào đó, hãy U’ để quay góc chữ L sang trái và thực hiện tiếp các bước đúng theo những gì bạn thường làm.

tip 5 học auf ảnh 02

Thực ra mình thấy tình trạng này thường xảy ra khi thực hiện PLL hơn. Mọi người hay có thói quen căn chỉnh các block trước, sau đó mới rotate cube và bắt đầu thực hiện PLL. Điều này là không nên.

lỗi rotate cube khi thực hiện pll

Một lỗi mà những bạn mới chơi thường mắc phải

Bạn nên căn chỉnh các block về phía trước mặt mình để có thể tiến hành PLL trước, sau đó kết thúc thuật toán mới khớp các màu với nhau. Điều này có thể giúp bạn loại bỏ hoàn toàn rotate cube.

hướng dẫn cách thực hiện pll đúng cách

Làm như này mới chuẩn nè

Một ví dụ nữa đối với F2L, sau khi đã đưa một cặp viên vào vị trí, giả sử bạn chưa biết phải làm gì tiếp theo vì chưa rõ vị trí các viên khác. Thay vì rotate liên tục chiếc cube thì bạn có thể chỉ cần xoay U một vài lần. Khả năng cao là bạn sẽ có thể tìm ra vị trí của một số viên nhất định.

tip 5 học auf ảnh 03

Rotate cube diễn ra khá nhanh, nhưng chắc chắn không thể nhanh bằng việc xoay U

Việc điều chỉnh tầng trên cùng (AUF) rõ ràng tốt hơn việc bạn rotate loạn cả lên vì không biết phải rotate như nào. Hãy cứ U-turn một vài lần và khả năng cao là bạn sẽ tìm được các viên mình mong muốn.

Kết luận

Trước khi kết thúc bài viết "5 cách xoay Rubik nhanh để đạt Sub-20" , mình muốn các bạn thử suy nghĩ về điều này: 60 bước trong vòng 20s, nghĩa là thực hiện trung bình 3 bước mỗi giây. Nhưng bạn hoàn toàn có thể thực hiện tầng cuối cùng một cách nhanh hơn và vì thế có thể giảm tốc độ xuống 2 bước mỗi giây cho quá trình F2L. Nếu bạn thực sự dành tâm trí của mình cho việc luyện tập thì điều này có thể đạt được

Điều tiếp theo mà mình muốn bạn để ý. Đó là nếu thời gian dùng để nhận diện trường hợp quá lâu, thậm chí dành một nửa thời gian giải chỉ để nhìn ra các trường hợp. Thì liệu trong nửa phần thời gian còn lại, liệu bạn có làm đủ nhanh để có thể giữ thời gian ở mức 20s hay không?

Bình luận (16)
binh-luan

vip

02/02/2021

rất hay

binh-luan

Phước atoan

20/08/2020

Hi

binh-luan

Nam

11/08/2020

Nội dung hay .Được lắm👍👍👍

binh-luan

Vũ Gia Khánh

29/06/2020

lên youtube xem danyen quốc ảnh giải dễ hiểu cực :)

binh-luan

Vũ Gia Khánh

29/06/2020

lên youtube xem danyen quốc ảnh giải dễ hiểu cực :)

Viết bình luận của bạn: