Dixit Odyssey (1+2+3)

Mã SP: Đang cập nhật...
Loại: Boardgame
Tình trạng: Hết hàng

Thông tin sản phẩm

Dixit Odyssey/Viễn du trong thế giới Dixit là để cho trí tưởng tượng bay xa. Đây là 1 trò chơi thẻ bài với hình ảnh minh họa hết sức trừu tượng và độc đáo cho phép người chơi mặc sức diễn trò. Game phù hợp với trẻ từ 8 tuổi trở lên, lượng người chơi khoảng 6 người.

340.000₫
icon-phone Gọi: 0987414008 để được tư vấn và mua hàng.

Dixit Odyssey/Viễn du trong thế giới Dixit là để cho trí tưởng tượng bay xa. Đây là 1 trò chơi thẻ bài với hình ảnh minh họa hết sức trừu tượng và độc đáo cho phép người chơi mặc sức diễn trò.

Các mảnh token dùng để chạy trên thang điểm có hình như những con thỏ - cái con thỏ trắng đã dẫn Alice vào hang thỏ dẫn đến Xứ thần tiên ấy. Cũng như Alice, người chơi sẽ được đưa vào 1 thế giới của những điều không tưởng nhất.

Cả nhà có thể thưởng thức Dixit Odyssey?

Mặc dù độ tuổi khuyến cáo của Dixit Odyssey là từ 8 trở lên, bọn mình nghĩ nó là 1 trò rất tuyệt cho cả những đứa nhỏ tuổi hơn cũng như bất cứ ai trong nhà. Bởi vì không hề có chữ để đọc nên bạn không cần lo rằng tụi nhỏ có đủ khôn lớn để hiểu hay không. Và ai cũng biết rằng con nít sáng tạo chừng nào.

Dixit Odyssey/Viễn du trong thế giới Dixit

Cứ xem những bức tranh này và để cho trí tưởng tượng của mình tung cánh. Thực tế là đã có những câu sáng tạo nhất đến từ Caleb, đứa nhỏ nhất trong nhà đấy.

Có 1 điều cần lưu ý khi chơi với con nít đó là nhiều khi chúng muốn dùng những câu miêu tả quá cụ thể. Nhưng chỉ cần hướng dẫn 1 chút về điều đó thì mọi việc sẽ ổn thỏa ra thôi.

Một vài lúc bạn sẽ gặp khó khăn với người chơi lớn tuổi. Mấy người lớn mà “già đầu” quá thường khó mà mộng mơ được.

Cách chơi Dixit Odyssey

Luật chơi Dixit Odyssey rất đơn giản và đã đề cập đến trong video. Nhưng chúng mình biết là không phải ai cũng coi nó nên giờ sẽ lướt sơ qua.

Dixit Odyssey (1+2+3)

Người chơi luân phiên đóng vai trò “Người kể chuyện” – có nghĩa họ phải lấy 1 lá bài trên tay và đưa ra 1 bình luận về nó. Nói ra thứ gì là quyền của người đó. Họ có quyền nói 1 câu nói, vài từ, 1 từ duy nhất, cả 1 câu truyện hay thậm chí chỉ là tạo ra âm thanh. Quan trọng ở đây chính là đừng quá mơ hồ cũng như quá cụ thể.

Sau đó Người kể chuyện đặt úp mặt lá bài của họ xuống bàn, trong khi đó những người khác lựa 1 tấm hình có khả năng hợp với điều mà Người kể chuyện nói. Họ cũng đặt nó úp xuống bàn chơi. Khi mọi người đã đặt bài xong, Người kể chuyện trộn lẫn số bài đó và xếp chúng theo 1 thứ tự ngẫu nhiên có đánh số ở bên hông bảng tính điểm.

Sau khi mọi người, trừ Người kể, phỏng đoán xem lá nào họ nghĩ thuộc về Người kể. Người chơi sẽ đánh dấu lên bảng chơi của họ để lựa chọn. Cuối cùng họ lật bảng lên cũng 1 lúc để tính điểm dựa vào lựa chọn của mình.

Tiếp tục cuộc chơi với 1 Người kể chuyện mới. Luật chơi hết sức đơn giản.

Sự thú vị của Dixit Odyssey đến từ cách sáng tạo và truyền đạt nó. Hấp dẫn đây!

(Mình cũng cần lưu ý rằng Dixit Odyssey có những luật chơi khác dựa vào số lượng người chơi để các bạn có thể chơi với số lượng nhiều hơn.)

Bạn nên chọn phiên bản Dixit nào?

Dixit chắc chắn là 1 trò mà bọn này nghĩ mọi người nên thử qua. Nó đem lại cơ hội mở mang đầu óc tuyệt vời khi nảy sinh ra những việc mới và sáng tạo. Câu hỏi quan trọng là bạn nên mua bộ Dixit nào.

Asmodee đã phát hành 1 lượng khá các trò Dixit và dường như sẽ không dừng ở đó. Sau đây là danh sách những game Dixit tính đến thời điểm viết bài:

  • Dixit (đầy đủ cấu kiện và bài)
  • Dixit 2 (chỉ gồm bài – thêm 84 lá)
  • Dixit Odyssey (đầy đủ cấu kiện và bài)
  • Dixit 3 (chỉ gồm bài – thêm 84 lá)
  • Dixit: Journey (đầy đủ cấu kiện và bài)

Mỗi phiên bản Dixit đều có những tranh vẽ độc nhất vô nhị thế nên chọn lựa chúng dựa trên tiêu chí thẩm mỹ là không đủ. Thay vào đó, tốt nhất là bạn nên xem ai là người mình muốn chơi chung và chơi khi nào. Đối với nhà mình thì Dixit Odyssey là hoàn hảo.

Bản Dixit gốc được trao giải Spiel des Jahres năm 2010 (Game xuất sắc nhất năm) – điều hiển nhiên đã tạo nên tiếng tăm của trò chơi và đẻ ra nhiều bản mở rộng cho nó.

Trong khi Dixit gốc có những tấm minh họa tuyệt vời, nó không hoàn toàn phù hợp để chơi với hơn 6 người. Khi chúng mình chơi với 1 số cặp gia đình khác thường phải lập đội để chơi. Lúc đó, bọn mình nhận ra chơi trong cặp/đội thật sự làm chậm tiến độ game và không hỗ trợ thêm về mặt tư duy sáng tạo – phần nhiều là do ý hay ho của ai đó bị gạt bỏ bởi đồng đội của họ.

Cả nhà chưa được chơi Dixit: Journey vì nó mới chỉ được bán ra trong năm nay. Nhưng có vẻ giống như bản gốc, game chỉ đem lại số con dấu tới 6 người chơi.

Thế nên để chơi với hơn 6 người, Dixit Odyssey là 1 lựa chọn đúng đắn. Mặc dù bọn mình là 1 nhà 6 mống nhưng bọn này chơi Dixit với những người khác, thế nên có 1 phiên bản cho phép số người chơi nhiều hơn là cần thiết. Có những cách chơi với nhóm lớn trong Dixit Odysset mà chúng mình nghĩ cũng rất tuyệt.

Có 1 chi tiết tốt nữa về Dixit Odyssey đó là hộp game có chỗ trống đủ lớn cho tất cả các lá bài Dixit tính tới thời điểm này.

Tất nhiên, với 1 trò mà sức mạnh nằm ở hình vẽ thì chúng ta dễ có cơ hội chờ đón thêm những game Dixit với nhiều bức độc đáo hơn để chơi.

Dixit được bao nhiêu điểm trên thang “Chơi lại đi”?

Dixit Odyssey có điểm số không tồi trên thang “Chơi lại đi” của nhà mình. Lần đầu khi chơi, hiển nhiên không thể chấp nhận được nếu dừng cuộc chơi sau chỉ 1 lần có người đạt mốc điểm tối đa.

Ai cũng muốn chơi cho hết số bài. Có thể thấy thay vì “Chơi lại đi”, đơn giản đó là “Chơi tiếp đi”.

Dấu hiệu khả quan chắc rồi!